Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình Hình Kho Cảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình Hình Kho Cảng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Cảng biển quyết định phát triển logistics Bà Rịa – Vũng Tàu

Cảng biển quyết định phát triển logistics Bà Rịa – Vũng Tàu
23/05/2014 - 09:34 AM
Hoạt động khai thác cảng biển được xem như nền tảng để hình thành và phát triển dịch vụ logistics tại BR-VT. Chính vì vậy, BR-VT đang xây dựng chiến lược phát triển logistics dựa trên chiến lược phát triển hệ thống cảng biểnPhát triển dịch vụ logistics là quy luật tất yếu và yêu cầu hết sức cấp bách của BR-VT trong giai đoạn hiện nay.

MỐI QUAN HỆ HỮU CƠ GIỮA CẢNG BIỂN - LOGISTICS
Cảng biển là đầu mối vận tải trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, cảng biển được xác định là một trong những mũi nhọn của kinh tế biển và so với vận tải biển và dịch vụ hàng hải, cảng biển có nhiều lợi thế phát triển nhanh và bền vững hơn và đồng thời cũng tạo điều kiện nền tảng hướng đến tiềm năng và triển vọng phát triển quy mô hơn, hình thành những trung tâm thương mại hàng hải lớn phục vụ cho thị trường của khu vực, dựa trên điều kiện tự nhiên ưu việt và lợi thế cạnh tranh ngay trên sân nhà của cảng biển VN.
Cảng biển và dịch vụ logistics có mối quan hệ hữu cơ gắn kết, có cảng biển thì phải có dịch vụ logistics đi kèm để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả khai thác và ngược lại. Cảng biển là nơi tiếp nhận tàu biển để xuất và nhập hàng hóa, là một mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics đưa hàng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Muốn dịch vụ logistics phát triển thì cảng biển phải có nhiều hàng hóa đến và đi, hàng hóa nhiều sẽ tạo tiền đề để phát triển mạnh dịch vụ logistics.  Và ngược lại, Logistics không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi quan trọng mà còn có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ phát triển cảng biển và hỗ trợ các DN, các nhà sản xuất đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng.
Để thực hiện được mục tiêu đột phá này, hàng loạt các yêu cầu cần được đáp ứng để đảm bảo hiệu quả và tốc độ phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế mà nói chung là làm sao để tạo được môi trường thuận lợi nhất cho đầu tư và kinh doanh khai thác cảng, để từ đó tạo ra những điều kiện khai thông cho những tiềm năng và triển vọng phát triển khác, lớn hơn.
VAI TRÒ CẢNG BIỂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS BR-VT
Đối với BR-VT, phát triển kinh tế biển trong đó cảng biển và dịch vụ logistics là mục tiêu quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tại BR-VT hiện có khoảng 1.000 DN trong nước có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến dịch vụ logistics, nhưng DN hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực này hết sức nhỏ lẻ, chủ yếu đóng vai trò là nhà cung cấp vệ tinh như cho thuê kho bãi, làm đại lý hải quan, hoặc một vài dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics. Các DN tham gia thị trường này chỉ dừng lại ở các hoạt động chủ yếu là kho bãi, bốc xếp hàng hóa, và chưa chú trọng đúng mức và đầy đủ các giá trị vô hình, hàm lượng chất xám, công nghệ trong hoạt động logistics.
Bên cạnh đó, BR-VT cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng giao thông - vận tải hỗ trợ (về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy), nguồn vốn đầu tư, cơ chế chính sách về phát triển logistics, cơ cấu tổ chức quản lý vận hành khai thác hệ thống cảng và các trung tâm logistics trong tương lai.
Các chương trình, kế hoạch về cảng biển và logistics tập trung triển khai thực hiện mục tiêu đã xác định trong Nghị quyết 09-NQ/TW là: “Phát triển BR-VT thành trung tâm hướng ra biển của Vùng. Hình thành các tuyến hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là tuyến hành lang kinh tế dọc theo Quốc lộ 51”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh BR-VT nhiệm kỳ 2010-2015 xác định: “Phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng BR-VT thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015…”. Để hoàn thành chiến lược phát triển cảng biển và dịch vụ logistics đã đề ra, bên cạnh công tác xây dựng Đề án phát triển logistics đã đề ra, lập quy hoạch phát triển logistics, kêu gọi các nhà đầu tư trong ngoài nước tham gia, quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển hàng hóa tại cảng, các trung tâm logistics, đồng thời có sự kết nối liên hoàn thông suốt từ hệ thống cảng đến chân hàng, giải tỏa được mọi ách tắc trong vận chuyển tránh ứ đọng hàng tại cảng. UBND tỉnh BR-VT đề xuất thực hiện lập quy hoạc tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành dịch vụ logistics, trong đó chú trọng các mạng lưới giao thông đối ngoại của khu vực và tiểu vùng sông Mê Kông và quy hoạch điều chỉnh các tuyến đường sắt đấu nối từ trung tâm kết nối với mạng lưới đường sắt quốc gia. BR-VT đã đề nghị Chính phủ cho bổ sung khu dịch vụ logistics BR-VT vào quy hoạch logistics chung của quốc gia để được quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển. Tỉnh cũng đang quy hoạch trung tâm logstics theo mô hình Làng vận tải ở Đức nhằm tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng dùng chung, dễ dàng áp dụng phương thức vận tải đường sắt và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển bền vững trên nền tảng logistics xanh và hiệu quả.
Đồng thời, để hoàn thiện hệ thống dịch vụ logistics, tỉnh đã lập, phê duyệt đề án phát triển dịch vụ logistics phục vụ cho hệ thống cảng và dành 800ha cho khu logistics tập trung với các dịch vụ hỗ trợ đa dạng. Tháng 6.2013, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã đưa vào hoạt động điểm triển khai làm thủ tục một cửa cho tàu thuyền nước ngoài vào, rời cảng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, văn phòng đặt tại Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT). Về các chính sách, giá dịch vụ, UBND tỉnh cũng đã đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT cho phép giảm thêm các phí lệ phí hàng hải để tăng hấp dẫn đối với các hãng tàu đối với các tàu trên 100.000 tấn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và chuyển tải hàng hóa được nhanh chóng tạo ra nhiều “chân hàng” cho hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, tỉnh BR-VT đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng các dự án: cầu Phước An, đường cao tốc và đường sắt cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đoạn tuyến số 6 của đường vành đai IV để kết nối BR-VT với TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh trong khu vực.
Như vậy, trong điều kiện tiềm năng này, cảng biển container nước sâu tại BR-VT là bước đi mang tính đột phá, là đầu cầu để VN vươn ra thị trường lớn quốc tế. Với ưu thế kết nối nhiều vùng trên thế giới, khả năng vận tải khối lượng lớn, giá rẻ và kích cỡ đội tàu vận tải ngày càng gia tăng thì vận tải biển BR-VT ngày càng khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng của VN và khu vực.